Skip to content

January 8, 1975

Conclusion of Phase Two of the Politburo Conference (Excerpts)

This document was made possible with support from MacArthur Foundation

KẾT LUẬN ĐỢT HAI  HỘI NGHỊ BỘ CHÍNH TRỊ

Ngày 8 tháng 1 năm 1975

 

Bàn về tình hình và nhiệm vụ
cuộc chống Mỹ, cứu nước

 

Thưa các đồng chí,

 

Trong cuộc họp lần trước, Bộ Chính trị đã nhất trí về phương hướng chiến lược nhằm đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng. Lần này, Bộ Chính trị thảo luận thêm với các đồng chí miền Nam. Các đồng chí phụ trách chủ yếu của các chiến trường Khu V, Nam Bộ đều có mặt đông đủ. Tất cả chúng ta đều nhất trí hoàn toàn về các mặt: đánh giá tình hình sau Hiệp định Pari, đánh giá lực lượng so sánh giữa ta và địch, nhận định thời cơ lịch sử, khẳng định quyết tâm chiến lược hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, xác định nhiệm vụ, mục tiêu và các bước thực hiện.

 

Bản kết luận của tôi trong lần họp trước đã đề cập các vấn đề quan trọng ấy. Hôm nay, tôi không nhắc lại tất cả mà chỉ tóm tắt những vấn đề các đồng chí đã phát biểu và nói thêm một số ý kiến để khẳng định một lần nữa quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.

 

I- TÌNH HÌNH MIỀN NAM HAI NĂM SAU HIỆP ĐỊNH PARI

 

Trung ương đã chỉ rõ ký Hiệp định Pari là nhằm đuổi Mỹ ra khỏi miền Nam, thắng địch một bước căn bản, tạo điều kiện để tiến lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Để đạt mục đích đó, ta phải tận dụng những nhân tố thắng lợi và những khả năng mới do Hiệp định Pari đưa lại; đó là chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng, vùng giải phóng, lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng trong vùng địch kiểm soát, những quyền cơ bản được Hiệp định thừa nhận: hoà bình, độc lập, dân chủ, hoà hợp dân tộc.

 

Tuy nhiên, do không quán triệt ý đồ chiến lược của Trung ương, đánh giá chưa đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, nên lúc đầu một số nơi đã để cho địch lấn tới và ta lâm vào thế bị động. Cuối năm 1973 đầu năm 1974, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, ta kiên quyết phản công và tiến công, đập tan những âm mưu và hành động lấn chiếm của địch. Những đòn giáng trả của chúng ta được dư luận trong nước và trên thế giói đồng tình, ủng hộ. Mọi người, ngay cả trong hàng ngũ bọn phản động ở Sài Gòn, đều thấy rõ Nguyễn Văn Thiệu là kẻ chủ tâm phá hoại hiệp định, tiếp tục chiến tranh, còn ta thì giương cao ngọn cờ hoà bình, hoà hợp dân tộc.

 

Chủ trương nói trên đã tạo ra được thế mạnh mới trên những mặt sau đây:

 

Một là, ta đã giành quyền chủ động trên khắp các chiến trường, trừng trị các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giành lại dân và những vùng bị mất, mở rộng vùng giải phóng của ta.

 

Hai là, ta đã củng cố và hoàn chỉnh thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam, từ rừng núi Trị - Thiên đến Tây Hguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

 

Ba là, ta đãxây dựng và tăng cường các binh đoàn chủ lưc cơ động ở vùng rừng núi; tập trung đượcnguồn dự trữ chiến lược trên những địa bàn quan trọng.

 

Bốn là, ta đã cải thiện được tình hình nông thôn đồng bằng, tạo nên các bàn đạp ở vùng phụ cận thành thị lớn; đặc biệt đổi với đồng bằng Nam Bộ, đã xây dựng được một số đơn vị lớn quân chủ lực, điều mà xưa nay chưa làm được.

 

Năm là, ta đã phát động được phong trào đấu tranh chính trị dưới khẩu hiệu hoà bình, độc lập, hoà hợp dân tộc.

 

Sáu là, ta tiếp tục tranh thủ thêm được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

 

Chúng ta còn một số nhược điểm: xây dựng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, trang bị, tổ chức, cán bộ, nhất là về trình độ tác chiến hợp đồng quy mô lớn và dài ngày, ở nông thôn, chưa kết hợp tốt ba mũi tiến công; bộ đội địa phương, dân quân du kích ở nhiều nơi còn yếu, chưa tạo được thế cho quần chúng đấu tranh, ở thành thị, đấu tranh chính trị chưa trở thành phong trào quần chúng thật sâu rộng. Tóm lại, trong hai năm qua, do có khuyết điểm về chỉ đạo, chỉ huy, nên việc tận dụng những nhân tố thắng lợi và những khả năng mới còn bị hạn chế.

 

Về phía địch, chúng cũng có những chỗ mạnh nhất định: quân ngụy còn gần 70 vạn tên, có 13 sư đoàn chủ lực; địch còn kiểm soát hầu hết các thành thị lớn; còn nắm được những vùng nông thôn đông dân, nhiều của; còn được Mỹ viện trợ về quân sự, kinh tế; còn cố vấn Mỹ chỉ huy. Tuy vậy, thế của địch ngày càng xấu, lực của địch ngày càng suy. Tình trạng đó biểu hiện ở các mặt sau đây:

 

Một là, quân nguỵ, từ chủ lực đến địa phương, ở thế phòng ngự, phần lớn bị giam chân tại chỗ; một số ít đơn vị còn cơ động nhưng chỉ được phần nào; nói chung, quân chủ lực không làm được vai trò yểm trợ cho quân địa phương.

 

Hai là, các thứ quân địa phương như bảo an, "dân vệ" thì sức kìm kẹp đã giảm, không còn làm được lực lượng dự trữ như trước, một số không ít đơn vị đã tan rã từng mảng khi bị ta tiến công.

 

Ba là, trình độ hiệp đồng của các binh chủng quân nguy thấp và yếu, lực lượng không quân, pháo binh, xe tăng, thiết giáp giảm sút rất nhiều.

 

Bốn là, tinh thần quân ngụy sa sút thêm một bước nghiêm trọng, tình trạng tan rã, bỏ trốn ngày càng nhiều; tướng tá chỉ huy bị thay đổi, xáo trộn. Nhìn chung quân ngụy đang mất sức chiến đấu, mất lòng tin nghiêm trọng, chủ nghĩa thất bại đang lây lan.

 

Năm là, vùng địch tạm chiếm bị chia cắt, kế hoạch "bình định" đang phá sản; địch nống ra để đỡ thì bị đánh, bị diệt; chúng co lại để giữ thì mất dân, mất đất.

 

Sáu là, tình hình chính trị, kinh tế, đặc biệt là ở thành thị, chưa lúc nào khó khăn, rối loạn như hiện nay. Mấy chục năm nay, chế độ ngụy sống nhờ vào viện trợ của đế quốc Mỹ. Nay Mỹ rút, viện trợ giảm nhiều làm cho kinh tế xáo trộn, hỗn loạn, đời sống nhân dân bị đe doạ. Sự chống đối của nhân dân đối với ngụy quyền gay gắt hơn bao giờ hết. Về nội bộ, địch đang tranh giành, xâu xé nhau. Các phe phái, những người cầm đầu các tôn giáo mâu thuẫn với bọn cầm quyền; giữa Mỹ và bọn tay sai cũng lục đục với nhau.

 

Trước tình hình quân sự, chính trị, kinh tế đó, Nguyễn Văn Thiệu khó bề đứng vững.

 

Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh gay go, gian khổ, cách mạng miền Nam nói riêng, cách mạng Việt Nam nói chung, mới tạo được bước chuyển biến quan trọng nói trên về lực lượng so sánh. Chưa bao giờ hai mặt đấu tranh quân sự, chính trị có điều kiện thuận lợi, có khả năng kết lại thành cao trào tiến công như hiện nay: Khi nổ ra "đồng khởi" trong những năm 1959 - 1960, đội quân chính trị hùng hậu, đấu tranh chính trị mạnh mẽ nhưng lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ bé. Trong các thời kỳ đánh trả "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, lực lượng vũ trang cách mạng ngày càng lớn mạnh, phong trào đấu tranh chính trị tuy có phát triển, nhưng không đều; do đó, sự kết hợp giữa quân sự và chính trị chưa nhịp nhàng, đồng bộ. Tình hình hiện nay khác với trước rất nhiều. Mỹ đã thua liên tiếp và phải rút quân về; nguỵ quân, nguỵ quyền không còn chỗ dựa như trước. Quân đội ta sung sức, có mặt khắp miền Nam. Quần chúng nhân dân trong vùng địch đòi hỏi vùng dậy và có khí thế mới.

 

Năm 1974, trong khi thế và lực của ta lớn lên nhanh thì địch càng xuống dốc cả về quân sự, chính trị, kinh tế. Ta tiến công mạnh thì nhất định sẽ tạo ra những đột biến mới trong quá trình xuống dốc đó của địch.

 

Lần họp trước, chúng ta đã xem xét bối cảnh quốc tế của chiến tranh Việt Nam. Lần này, hội nghị đi sâu phân tích lực giáp công", ba vùng chiến lược, tiêu diệt địch để làm chủ, làm chủ để tiêu diệt địch, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy, thắng địch tại sào huyệt quan trọng nhất của chúng là Sài Gòn, để kết thúc chiến tranh.

 

Đánh trận cuối cùng này, trước hết là nhiệm vụ của các lực lượng quân sự, chính trị trên chiến trường Nam Bộ, trong đó có lực lượng của Sài Gòn - Gia Định, đồng thời là nhiệm vụ của quân và dân cả nước, trong đó khối chủ lực Miền và các binh đoàn chủ lực từ các chiến trường khác đến, đóng vai trò quyết định.

 

Kế hoạch hoạt động năm 1975 chỉ ra nhiệm vụ của từng chiến trường, đồng thời hướng hoạt động của tất cả các chiến trường vào cái đích chung là tiến tới trận quyết chiến chiến lược tại sào huyệt cuối cùng của địch bằng con đường nhanh nhất.

 

Chiến trường Nam Bộ có ba nhiệm vụ quan trọng: đánh phá "bình định"; đánh quân chủ lực nguỵ; vây ép thành thị. Để đánh phá "bình định", mà trọng điểm là ở đồng bằng sông Cửu Long, phải sử dụng hai đến ba vạn quân chủ lực ở miền Đông Nam Bộ đánh xuống đồng bằng, kết hợp với những cuộc tiến công và nổi dậy của lực lượng quân sự, chính trị tại chỗ, mở vùng giải phóng liên hoàn nối miền Đông với Khu VIII, Khu IX; đồng thời ép mạnh về phía Mỹ Tho, Sài Gòn, nhất là Sài Gòn, tạo thế cho quần chúng ở đây nổi dậy. Để góp phần vây ép Sài Gòn, quân chủ lực ta phải tiêu diệt cho được một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy ở miền Đông.

 

Chiến trường Khu V, Tây Nguyên, dùng ba sư đoàn quân chủ lực đánh Tây Nguyên, mở thông hành lang nối liền nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điểu kiện để bộ đội chủ lực cơ động nhanh vào miền Đông, phối hợp với quân chủ lực Miền để tiến đánh Sài Gòn. Mở trận đầu đánh chiếm Buôn Ma Thuật thọc thẳng xuống Tuy Hoà, Phú Yên, cắt đồng bằng Khu V ra làm đôi, tạo thêm một hướng nữa để tiến nhanh vào phía nam vây ép Sài Gòn.

 

Sử dụng lực lượng của Quân Khu V và lực lượng quân sự, chính trị các tỉnh ven biển miền Trung, giải phóng từ Bình Định trở ra để ép về phía Đà Nẵng.

 

Chiến trường Trị - Thiên, đánh chiếm đồng bằng, làm chủ vững chắc từ nam thành phố Huế trở vào, chia cắt Huế với Đà Nẵng, vây ép hai thành phố này, không cho địch co cụm về phía nam, thúc đẩy binh biến, ly khai miền Trung.

 

Khi có thời cơ, sẽ cơ động thêm ba sư đoàn vào miền Đông. Sử dụng hai quân đoàn đánh chớp nhoáng, diệt mấy sư đoàn chủ lực ngụy ở đây, rồi thọc vào Sài Gòn.

 

Cần có kế hoạch chuẩn bị ở miền Nam cũng như ở miền Bắc nhằm đối phó với việc Mỹ có thế dùng không quân, hải quân đánh phá trở lại. Khả năng Mỹ quay lại can thiệp vào chiến tranh Việt Nam không nhiều. Nhưng dù khả năng đó chỉ năm, bảy phần trăm, chúng ta cũng phải đề phòng, vì Mỹ còn có mưu đồ duy trì chủ nghĩa thực dân mới. Mỹ muốn làm gì thì cũng chỉ có mức độ, chẳng hạn như tăng thêm một ít viện trợ quân sự, kinh tế, hoặc nhiều lắm là chi viện bằng không quân, hải quân (vói điều kiện ngụy chống cự được lâu dài).

 

Trên đây là những đòn tiến công quân sự chủ yếu trong kế hoạch chiến lược năm 1975. Chúng ta đều nhất trí về kế hoạch đó. Trong quá trình thực hiện, chúng ta sẽ tuỳ theo diễn biến của các trận chiến đấu trên chiến trường mà chỉ đạo, chỉ huy, đánh mạnh nhất, bất ngờ nhất, nhằm tiến tới đích nhanh nhất, thắng gọn nhất và triệt để nhất ở Sài Gòn.

 

Kế hoạch tiếp theo cho năm 1976 sẽ do kết quả thực hiện kế hoạch năm 1975 quyết định. Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực.

 

Ở ngoài này, Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tăng cường lực lượng, bảo đảm đầy đủ nhu cầu về vật chất, kỹ thuật cho chiến trường, coi đó là điều kiện cơ bản để giành thắng lợi. Điều quan trọng cấp bách nữa là chuẩn bị sẵn lực lượng dự bị chiến lược; tuyển cho được 30 vạn tân binh, đẩy nhanh việc huấn luyện bộ đội, nắm chắc khâu đào tạo cán bộ. Làm thật tốt công tác chính trị, tư tưởng trong quân đội, trong nhân dân, động viên toàn quân, toàn dân nêu cao ý chí "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng".

 

Sử dụng khôn khéo vũ khí đấu tranh ngoại giao, góp phần giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập, hoà hợp dân tộc nhằm cô lập bọn tay sai ngoan cố; làm sáng tỏ chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới; ngăn chặn âm mưu và thủ đoạn can thiệp, phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế.

 

Hội nghị chúng ta đã nhất trí về tất cả các vấn đề. Sau hội nghị này còn nhiều việc phải làm rất khẩn trương, ở tiền tuyến, sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng phải chặt chẽ, cụ thể từ việc vạch kế hoạch bố trí lực lượng, phốỉ hợp các mũi tiến công đến hiệp đồng chiến đấu giữa địa phương với chiến trường miền Nam và cả nước. Ngoài này, Bộ Tổng tham mưu cần tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch tiến công đã được vạch ra từ năm 1974, cụ thể hoá hơn nữa các vấn đề về tổ chức thực hiện, xây dựng lực lượng, bố trí chiến trường, bảo đảm hậu cần. Bộ Tổng tham mưu là cơ quan có trách nhiệm rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện quyết định có ý nghĩa lịch sử này của Bộ Chính trị.

 

Trận quyết chiến chiến lược này là một sự nghiệp trọng đại. Nó sẽ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn, góp phần làm thay đổi cục diện ở Đông Dương, Đông Nam Á, mở ra một bước phát triển mới trong phong trào cách mạng của nhân dân thế giới. Đảng ta quyết làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang đốì với dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn gian khổ, nhưng phát huy truyền thống chiến đấu anh hùng, sức sáng tạo vô tận của quân đội và nhân dân ta, chúng ta nhất định sẽ vượt qua tất cả. Chúng ta nhất định đánh thắng!

 

BỘ CHÍNH TRỊ

 

Lưu tại Kho Lưu trữ

Trùng ương Đảng.

 

This final battle is first of all the responsibility of our military and political forces on the battlefields of Cochin China, including the forces of Saigon-Gia Dinh. At the same time, it is also the responsibility of the soldiers and civilians of our entire nation, but the decisive role will be played by COSVN’s main force units and by large main force units sent down from other battlefields.

 

The 1975 operations plan lays out the responsibilities of each individual battlefield and at the same time states that the direction of operations for all battlefields will be aimed at the common goal of moving by the fastest route possible toward fighting the final strategically decisive battle in the enemy’s last lair.

 

The Cochin China [Nam Bo] battlefield has three important missions: to attack the enemy’s “pacification” program; to attack puppet main force [regular army] units; and to surround and pressure the cities. To attack “pacification,” with the focal point of our attack being the Mekong Delta, we must send between 20,000 and 30,000 main force troops from Eastern Cochin China [Dong Nam Bo] to attack down into the delta, in coordination with attacks and uprisings by local armed forces and political forces, and open up a unified, integral liberated zone linking Eastern Cochin China with Regions 8 and 9. At the same time, we must place heavy pressure on My Tho and Saigon, and especially on Saigon, to create conditions that will enable the masses there to rise up. To contribute to our goal of surrounding and pressuring Saigon, our main force troops must annihilate a significant portion of the puppet’s main force [regular] units in Eastern Cochin China.

 

In the Region 5-Central Highlands area, we will use three main force divisions to attack the Central Highlands to open up a corridor linking the Central Highlands with Eastern Cochin China in order to create conditions that will enable our main force troops to move rapidly down into Eastern Cochin China to support COSVN’s main force units in the attack on Saigon.

 

We will begin the offensive with an opening attack to capture Ban Me Thuot, after which we will then strike straight down to Tuy Hoa and Phu Yen, cutting the Region 5 coastal lowlands in two and creating an additional sector through which we can advance rapidly to the south to surround and pressure Saigon.

 

We will use Military Region 5 forces and the military and political forces of the coastal provinces of Central Vietnam to liberate the area from Binh Dinh northward to put pressure on Da Nang.

 

In the Tri-Thien Battlefield, we will attack and capture the lowlands and take firm control of the area south of Hue City in order to isolate Hue from Da Nang, to put pressure on both these cities, and to prevent the enemy from regrouping and pulling his forces back to the south. We will incite armed mutinies and secession in Central Vietnam.

 

When the opportunity arises, we will send three additional divisions down to Eastern Cochin China. We will use two corps to launch lighting attacks to annihilate several of the puppet regular divisions down there and then penetrate straight into Saigon.

 

We must have plans ready in both South Vietnam and in North Vietnam for how we will respond to possible U.S. resumption of attacks by air and naval forces. The possibility that the U.S. will re-intervene in the Vietnam War is low. However, even if that possibility is only five or seven percent, we still must be on guard, because the U.S. is still plotting to maintain its neocolonialist rule. No matter what the U.S. wants to do, it will only be able to take limited action, for example by providing a small amount of additional military and economic aid or, at the very most, by providing air and naval fire support (and only in the event that the puppets are able to resist for a protracted period of time.

 

These are the primary military attacks in our 1975 strategic plan.…

 

Politburo

 

[…]

 

Excerpts describe the 1975 operations plan laid out by the Politburo, with guidelines on the mission and responsibility of military and political forces on the battlefields of Cochin China.

Author(s):


Document Information

Source

Dai Thang Mua Xuan, 1975: Van Kien Dang [Great Spring Victory, 1975: Party Documents] (Hanoi: Nha xuat ban Chinh tri quoc gia, 2005), 21-31. Translated by Merle Pribbenow.

Rights

The History and Public Policy Program welcomes reuse of Digital Archive materials for research and educational purposes. Some documents may be subject to copyright, which is retained by the rights holders in accordance with US and international copyright laws. When possible, rights holders have been contacted for permission to reproduce their materials.

To enquire about this document's rights status or request permission for commercial use, please contact the History and Public Policy Program at HAPP@wilsoncenter.org.

Original Uploaded Date

2017-12-05

Type

Summary

Language

Record ID

175933

Donors

MacArthur Foundation